• :
  • :

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Chiều cùng ngày, sau khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải với những nội dung trọng tâm gồm:

(1) Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

(2) Trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa.

(3) Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

Chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội liên tục cập nhật nội dung Phiên họp...

16h26: Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Chất vấn về trách nhiệm chưa thực hiện triệt để Nghị quyết 62 của Quốc hội

Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho biết, sau phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo sửa đoạn Quốc lộ 1A, đoạn qua thành phố Dĩ An và giao Tổng cục Đường bộ làm thủ tục bàn giao đoạn đường cho địa phương quản lý nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Đại biểu cũng nêu thực trạng nhiều dự án BOT trên cả nước chưa được thực hiện, đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm khi chưa thực hiện triệt để Nghị quyết 62 của Quốc hội, giải pháp sắp tới là gì?

16h25: Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Giải pháp khắc phục tình trạng các đường dân sinh phụ trợ cho đường cao tốc xuống cấp nghiêm trọng

Cho rằng các đường dân sinh phụ trợ cho việc xây dựng đường cao tốc xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều bất tiện trong cuộc sông, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ trưởng cho biết kế hoạch hoàn trả các tuyến đường này chưa? Và bao giờ triển khai những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này khi trong tương lai chúng ta đã và đang xây dựng rất nhiều các tuyến đường cao tốc.

16h11: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp

Trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Nguyễn Trường Giang, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy lớn, khi doanh nghiệp, người dân phải chờ đợi trong hoạt động đăng kiểm. Có tới 600 lãnh đạo, công chức, viên chức, đăng kiểm viên bị khởi tố, trong 281 đơn vị đăng kiểm thì có tới 106 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng cho biết, ngay từ khi nhận công tác đã có nỗ lực nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định đăng kiểm cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Bộ đang triển khai khắc phục, khôi phục hoạt động đăng kiểm, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động đăng kiểm để đảm bảo yêu cầu hiện đại, thông thoáng, chặt chẽ.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ đã ban hành Thông tư 02, trong đó đề cập đến việc miễn đăng kiểm lần đầu, giãn chu kỳ đăng kiểm để phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực. Bộ cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh khi giãn chu kỳ đăng kiểm thì không cần thiết phải khám xe rồi mới cấp tem kiểm định. Việc làm này đã làm tiết kiệm thời gian cho hơn 1 triệu lượt xe.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng cho biết, còn một số việc cần làm để khôi phục hoạt động đăng kiểm. Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào dự thảo luật Giá để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá Nhà nước quản lý, để thị trường quyết định, đảm bảo thu nhập cho các đăng kiểm viên. Bộ cũng đang tập trung tuyển dụng, đào tạo cán bộ đăng kiểm, để có đủ lực lượng bố trí trở lại tất cả các trung tâm đăng kiểm, để tất cả dây chuyền đăng kiểm khi có đủ lực lượng sẽ trở lại hoạt động bình thường.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Ngoài ra, Bộ cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tối đa việc kiểm định thủ công, đồng thời thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm qua mạng, thanh toán chuyển khoản.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về ý kiến của đại biểu Tạ Văn Hạ, đánh giá cao ý kiến tâm huyết và trách nhiệm này, Bộ trưởng cho biết, trong hoàn cảnh cấp bách, Chính phủ đã giao cho tỉnh thực hiện việc đầu tư, dự kiến thông xe cầu này vào cuối năm nay để xử lý vấn đề cấp bách. Hiện nay, có một số tuyến đường, cây cầu đang trong tình trạng tương tự, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tham mưu cho Chính phủ và được Quốc hội tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thí điểm với một số công trình, hạng mục để khắc phục khó khăn trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương.

16h10: Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tranh luận

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Tranh luận về nội dung trả lời chất vấn về đầu tư ở Gia Lai đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14 đoạn ở Đắk Lắk theo hình thức BOT, đại biểu Lê Hoàng Anh cho biết, Bộ trưởng khẳng định sẽ sớm giải quyết. Trước đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo và kết luận vào tháng 4/2022 nhưng đến nay qua hơn 1 năm chưa có phương án giải quyết. Trong văn bản của Bộ trả lời cử tri Gia Lai cũng đều khẳng định sẽ sớm giải quyết, nhưng không nêu thời điểm cụ thể. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, sớm là đến bao giờ?

16h05: Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tranh luận

Liên quan đến về 2 cây cầu Như Nguyệt và Cẩm Lý của tỉnh Bắc Giang, đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết, Chính phủ và tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt xử lý vấn đề ùn tắc tại cầu Như Nguyệt. Tuy nhiên tuyến đường thông thương hàng hóa từ Mũi Cà Mau ra cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh… có 2 cây cầu, nếu chỉ xử lý 1 cây cầu Như Nguyệt mà vẫn không xử lý triệt để thì “tắc vẫn hoàn tắc”.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ Bắc Giang còn thiếu các thủ tục gì để đầu tư hoàn thiện cây cầu Cẩm Lý, hoàn thiện tuyến đường huyết mạch xuất khẩu nông sản cho người dân.

16h03: Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Cần đổi mới về cơ chế tài chính, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đầu tư vào trung tâm đăng kiểm

Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, việc đăng kiểm phương tiện cơ giới trong thời điểm hiện nay thì không đáng lo. Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, Bộ trưởng trả lời như vậy chỉ đúng một phần, bằng một số giải pháp cấp bách hiện tại như sửa ban hành Thông tư 08, kéo giãn thời gian đăng kiểm đối với chu kỳ đăng kiểm phương tiện cá nhân dưới 7 chỗ. Đại biểu cho rằng, đây chỉ là giải pháp trước mắt.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang nhận thấy, với 75% các trung tâm tăng trưởng hiện nay là do các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang thực hiện. Doanh nghiệp ngoài nhà nước khi đầu tư thì họ phải thu hồi lại vốn. Tuy nhiên với cơ chế tài chính như hiện nay, đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng rất khó để các doanh nghiệp này có thể duy trì được các trung tâm đăng kiểm mà họ xin phép đã được thành lập.

Do đó, thời gian tới, đại biểu đề nghị cần có đổi mới về cơ chế tài chính, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện, đây mới là giải pháp có thể đảm bảo tính lâu dài. Còn nếu chỉ kéo giãn ra và vẫn giữ cơ chế tài chính như hiện nay thì rất khó có thể tồn tại các trung tâm đăng kiểm do doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện như hiện nay.

15h51: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng: Chiến lược phát triển hạ tầng giao thông đôi khi không lường hết được các khả năng

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án BOT, tuy nhiên sau đó Nhà nước mở tuyến nhánh song song làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư tuyến BOT. Bộ trưởng cho biết, trong quá trình phát triển đất nước, chiến lược phát triển hạ tầng giao thông đôi khi không lường hết được các khả năng.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng cho biết, cách đây 10, 15 năm, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông rất lớn, nguồn lực có hạn, chúng ta đã tạo mọi điều kiện để mời gọi nhà đầu tư. Đến khi kinh tế xã hội phát triển, chúng ta xây dựng những kế hoạch, chiến lược, cùng với sự phát triển thực tiễn, khi rà soát lại, ta thấy cần tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, chính vì thế, nhiều dự án bị ảnh hưởng. Cụ thể, Bộ trưởng cho biết, khi hoàn thành toàn bộ tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông, rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bị chia sẻ lưu lượng. (Còn tiếp)

15h31: Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: Giải pháp giảm chi phí vận tải trong thời gian tới

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận sự nỗ lực của ngành giao thông vận tải cũng như của cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trong thời gian qua. Phản ánh về tình trạng chi phí vận tải, logistics của nước ta khá cao, thậm chí có thể cao hơn các nước đang phát triển, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nêu rõ các giải pháp để giảm chi phí vận tải, logistics trong thời gian tới?

15h30: Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn: Giải pháp khắc phục tai nạn do xe kinh doanh vận tải gây ra

Thứ nhất, tại báo cáo của Bộ gửi đại biểu có nêu, theo thống kê, tai nạn do xe kinh doanh vận tải gây ra chiếm khoảng 50% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng mà nguyên nhân là nhiều đơn vị kinh doanh vận tải chưa chấp hành nghiêm quy định như giao phương tiện cho người chưa được khám sức khỏe; ép thời gian giao hàng hoặc tăng chuyến khi lái xe tải chạy quá giờ, chạy quá tốc độ, chạy xuyên ngày đêm dẫn tới buồn ngủ, gây tai nạn. Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để siết lại tình trạng này.

Thứ hai, thời gian qua, tại một số địa phương, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe còn nhiều hạn chế như đào tạo vượt số lượng được cấp phép, công tác kiểm tra, giám sát có nơi chưa thực hiện, công tác giám sát học và thi sát hạch còn hình thức, còn tình trạng cấp giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy và người không đủ năng lực hành vi, không đủ sức khỏe. Đại biểu Nguyễn Thị Huế đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để chấm dứt tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng công tác này.

15h29: Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Trách nhiệm của Bộ trưởng và phương án giải quyết các dự án đầu tư theo hình thức BOT

Phát biểu tại Phiên chất vấn, đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nêu rõ, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành giao thông, nhiều doanh nghiệp đã chung tay đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT. Tuy nhiên, đến nay một số doanh nghiệp không có khả năng hoàn vốn đầu tư do Bộ Giao thông vận tải đầu tư bằng ngân sách nhà nước tuyến song hành hoặc tuyến tránh, làm phá vỡ phương án tài chính của dự án.

Đại biểu nêu dẫn chứng, cử tri phản ánh và bức xúc khi nhà đầu tư ở Gia Lai đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14 đoạn ở Đắk Lắk theo hình thức BOT, sau khi đưa vào sử dụng chưa được 1 năm thì Bộ Giao thông vận tải đầu tư từ ngân sách nhà nước tuyến tránh thị xã Buôn Hồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đang đứng bên bờ phá sản.

Đại biểu Lê Hoàng Anh đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình và phương án giải quyết vấn đề trên.

15h27: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành chất vấn

Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi, cầu Như Nguyệt trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang do ngân sách trung ương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải quản lý, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bắc Giang, nhưng khi trả lời đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng nói cần chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ vấn đề này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

15h13: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng: Tham mưu, bố trí nguồn vốn tiếp tục triển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại- Hạ Long- Cái Lân

Trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Văn Mạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các tuyến đường cao tốc, quốc lộ thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các tuyến đường còn lại thuộc trách nhiệm của địa phương. Nhu cầu lớn nhưng ngân sách trung ương chỉ bố trí được khoảng 66%, không thể đáp ứng đầu tư các tuyến quốc lộ. Trong bối cảnh ngân sách trung ương có hạn, nếu ngân sách địa phương bố trí để cùng với Trung ương đầu tư các quốc lộ rất tốt, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện cơ chế này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về chất vấn của đại biểu liên quan đến hoạt động đăng kiểm, Bộ trưởng cho biết, đến thời điểm này chỉ còn 2 tỉnh là Hòa Bình và Bắc Kạn chưa trở lại hoạt động do thiếu cán bộ, đăng kiểm viên. Bộ trưởng đã trực tiếp làm việc với địa phương và Bộ đã trực tiếp đào tạo nhân lực do địa phương giới thiệu để thi tuyển, cấp chứng chỉ để có thể giữ chức vụ lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm. Còn về đăng kiểm viên, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình chuẩn bị đầy đủ, dự kiến sẽ sớm mở lại Trung tâm đăng kiểm này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Trả lời chất vấn đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh về dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại- Hạ Long- Cái Lân, Bộ trưởng cho biết dự án này triển khai từ 2005 nhưng do khó khăn về ngân sách nên đang dở dang. Bộ Giao thông vận tải nhận thấy dự án cần thiết, đã tham mưu Ban cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, sau đó Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49 trong đó chỉ đạo tiếp tục triển khai dự án này. Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tham mưu, tính toán bố trí nguồn vốn tiếp tục đầu tư dự án này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về câu hỏi của đại biểu Trần Văn Lâm về cầu Cẩm Lý, Bộ trưởng cho biết, đây là cây cầu duy nhất ở miền Bắc đi chung đường sắt và đường bộ. Giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải đề xuất đưa vào bổ sung nguồn vốn đầu tư công nhưng do nguồn lực có hạn nên chưa bố trí được. Bộ Giao thông vận tải đã tính đến phương án làm việc với các tổ chức quốc tế để bố trí nguồn lực nhưng chưa thành công.

Đối với cầu Xương Giang, Bộ trưởng cho biết, tỉnh Bắc Giang đề nghị Trung ương ủng hộ với tinh thần chia sẻ. Bộ Giao thông vận tải nhận thấy sự cần thiết đầu tư và tham mưu Thủ tướng trình cơ quan có thẩm quyền sử dụng nguồn tăng thu năm 2022 đầu tư cây cầu này, nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận sẽ bố trí nguồn để thực hiện.

15h12: Đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh: Dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân có tiếp tục được triển khai?

Theo đại biểu Đại biểu Trần Thị Vân, Dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân được triển khai từ năm 2005 hiện đang bị dừng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Sau 18 năm với gần 60% kinh phí đã được thực hiện hiện dự án đang rơi vào tình trạng “cầu chờ đường, đường chờ đá lắp ray” gây lãng phí rất lớn, ảnh hưởng tới người dân tại hành lang đường sắt.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Dự án có được tiếp tục thực hiện hay không? Khi nào thực hiện? Với trách nhiệm của Bộ trưởng, Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết những tồn đọng kéo dài nêu trên?

15h11: Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Cần tháo gỡ 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang

Đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, Bắc Giang có 2 nút thắt giao thông mà cử tri đã phản ánh qua nhiều kỳ Quốc hội là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nhiều tai nạn giao thông.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trong nhiệm kỳ này, 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang có giải quyết được không?

15h10: Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Cử tri đề nghị mở lại các trung tâm đăng kiểm

Trong thời gian qua, tại các trung tâm đăng kiểm nhiều nơi đã đóng cửa, gây bức xúc và khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Qua tiếp xúc cử tri, có nhiều ý kiến đề nghị tạo điều kiện để mở lại các trung tâm này. Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để sớm triển khai nội dung này.

15h08: Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: Kế hoạch rà soát các tuyến đường có quy mô nhỏ để nâng cấp hoặc mở rộng

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ, hiện quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không khuyến khích đầu tư các tuyến cao tốc có 2 làn xe, gây lãng phí về vốn đầu tư, khai thác không hiệu quả và mất thời gian. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế có 2 tuyến, do quy mô nhỏ, lưu lượng và tốc độ không cao nên chủ yếu vẫn sử dụng Quốc lộ 1A và thực tế có nhiều vụ tai nạn xảy ra. Do đó, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có kế hoạch rà soát các tuyến đường có quy mô nhỏ để nâng cấp hoặc mở rộng.

15h07: Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Quan điểm của Bộ trưởng về cơ chế cho phép dùng ngân sách địa phương để mở rộng các tuyến đường quốc lộ xuống cấp

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho rằng, hiện nay một số tuyến đường quốc lộ không đáp ứng nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tỉnh đề xuất chủ trương với Bộ GTVT và với Chính phủ là có cơ chế cho phép các tỉnh dùng ngân sách của địa phương để đầu tư mở rộng các tuyến đường này, phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, sau đó sẽ bàn giao cho địa phương quản lý. Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này như thế nào?

15h03: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu

Phát biểu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao toàn diện mọi mặt công tác của ngành giao thông vận tải, cảm ơn các đại biểu Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước đã luôn đồng hành ủng hộ, đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp quý báu, sâu sắc đối với ngành giao thông vận tải.

Với tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Bộ Giao thông vận tải luôn lắng nghe tiếp thu đầy đủ các ý kiến và quyết tâm thực hiện thắng lợi chủ trương, chiến lược của Đảng, Nhà nước trong phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông, nhằm kịp thời hoàn thành các công trình giao thông chiến lược hiện đại, an toàn để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng, đóng góp hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thách thức, được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, sự đồng hành của đồng bào cử tri cả nước, toàn ngành giao thông đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực đổi mới tư duy, cách thức tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành còn những tồn tại, hạn chế cần quyết liệt xử lý như tai nạn giao thông, sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm, đào tạo sát hạch, cấp, quản lý, thu hồi giấy phép… Bộ trưởng cho biết những ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội là động lực để Bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó.

15h01: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn đối với lĩnh vực giao thông vận tải

Điều hành nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên chất vấn tập trung vào các nhóm nội dung: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa. Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Trong phiên chất vấn nếu cần thiết, chủ tọa sẽ mời Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

14h46: Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba về lĩnh vực khoa học và công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết trong phiên chất vấn đã có số lượng kỉ lục đại biểu Quốc hội đăng kí chất vấn. Đã có 32 đại biểu tham gia chất vấn với 20 đại biểu tham gia đặt câu hỏi và 12 đại biểu tranh luận. Còn 92 đại biểu đăng kí chất vấn và 3 đại biểu đăng kí tranh luận nhưng do hết thời gian nên chưa chất vấn và phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi đến Bộ trưởng để trả lời bằng văn bản theo quy định.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với tinh thần xây dựng, trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, trọng tâm; một số đại biểu tích cực tranh luận làm rõ hơn vấn đề chất vấn. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt giữ cương vị Tư lệnh ngành khoa học và công nghệ từ cuối nhiệm kỳ khóa XIV (từ Kỳ họp thứ 10), nhưng đây là lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Là một nhà khoa học và cũng từng lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh - một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của nước ta, Bộ trưởng nắm rất chắc thực trạng lĩnh vực quản lý, trả lời tự tin, đầy đủ, thẳng thắn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, có đề xuất định hướng và phương án cụ thể để xử lý trong thời gian tới.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Cùng tham gia trả lời, giải trình làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua báo cáo và và diễn biến của phiên chất vấn này cho thấy, thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm, nỗ lực trách nhiệm, ngành khoa học công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 được triển khai tích cực, hoàn thành 8/11 mục tiêu quan trọng đề ra; đã ban hành và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Đây là bước đột phá, có ý nghĩa quan trọng, tạo bứt phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hành lang pháp lý về phát triển khoa học công nghệ ngày càng hoàn thiện. Tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp cho khoa học công nghệ được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh; khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu; khoa học công nghệ ứng dụng có những bước tiến rõ nét. Đã chú trọng, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, đẩy nhanh việc chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; việc phát triển và phát huy vai trò then chốt của khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển còn chậm, ít có tổ chức trung gian uy tín, kinh nghiệm để kết nối cung - cầu. Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang trong giai đoạn hình thành, chưa đồng bộ, hiệu quả. Phát triển các loại hình khu công nghệ cao chưa như kỳ vọng. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có mục tiêu thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội, nhưng hiện nay vẫn hoàn toàn dựa vào NSNN. Tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tuy tăng số lượng, nhưng thiếu các nhà khoa học đầu ngành.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị qua phiên chất vấn, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tập trung vào những vấn đề chính. Theo đó, thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; triển khai đồng bộ các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030. Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và đồng bộ hóa các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đổi mới tư duy về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của tổ chức. Có giải pháp để các trường đại học thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ và là trung tâm đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ cao.

Chú trọng hơn việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới; công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Tăng đầu tư từ NSNN cho khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ và đẩy mạnh liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nước ngoài. Hoàn thiện quy định về khu công nghệ cao; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giải pháp thúc đẩy phát triển các loại hình khu chức năng.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; trong đó nghiên cứu rà soát để đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ khoa học và công nghệ, nhất là dịch vụ tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

14h36: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giải trình về những vấn đề có liên quan

Giải trình về những vấn đề có liên quan tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, lĩnh vực khoa học công nghệ là lĩnh vực khá thuận lợi, có hành lang pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật quy định khá đầy đủ. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang rất bận rộn để tổng kết, đánh giá và đề xuất đổi mới trong lĩnh vực này…

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, thời gian qua lĩnh vực khoa học công nghệ nước ta cũng đã có những đóng góp cụ thể, được các tổ chức quốc tế đánh giá, tốc độ đổi mới trong lĩnh vực này đạt mục tiêu đề ra. Nước ta cũng là nước đứng thứ 5 trên thế giới làm chủ được công nghệ 5G.

Thừa nhận về những tồn tại trong lĩnh vực này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh đây là lĩnh vực mang tính liên ngành. Do vậy để giải quyết những tồn tại ấy cần phải đổi mới tư duy, cách thức quản lý… Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu của lĩnh vực khoa học công nghệ chưa hiệu quả, nếu so với thế giới có thể chúng ta đang ở mức thấp nhất. Do vậy, chúng ta cần gia tăng áp lực đổi mới cho các doanh nghiệp trong thời gian tới theo hướng chuyển từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế dựa vào tri thức.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề quản lý các Quỹ trong lĩnh vực này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng cần phải đổi mới cách thức quản lý tài chính, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đáp ứng cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo tính ổn định, bền vững của Quỹ… Đồng thời, hoàn thiện các quy định và có chính sách đặc thù bảo vệ quyền sở hữu, quyền tác giả khi chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ…

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết các chính sách lớn trong lĩnh vực này, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội sẽ được tiếp thu, nghiên cứu để có những đề xuất chính sách tốt hơn để triển khai trong thời gian tới.

14h28: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt: Chưa đạt yêu cầu trong việc đưa Cổng thông tin về truy xuất nguồn gốc vào hoạt động

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lã Thanh Tân về đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương triển khai, xây dựng 20 tiêu chí về truy xuất nguồn gốc, hoàn thành việc đầu tư cổng thông tin về truy xuất nguồn gốc. Các bộ, ngành nông nghiệp, y tế, công thương đã triển khai đề án, tập trung vào phổ biến nội dung hoạt động truy xuất nguồn gốc trong ngành, xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc theo thẩm quyền.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Tuy vậy, việc triển khai Quyết định 100 vẫn còn những nội dung chưa đạt yêu cầu, trong đó có việc đưa Cổng thông tin về truy xuất nguồn gốc vào hoạt động, do một số thủ tục đầu tư chưa triển khai được trọn vẹn. Bộ hiện đang tập trung để trong những tháng tới được hoàn thành, đưa Cổng truy xuất nguồn gốc này vào hoạt động.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Bộ đã xây dựng thông tư quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, quy định ghi nhãn một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử để hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành thông tư về cơ chế tài chính để triển khai đề án này, vận hành chính thức Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về câu hỏi của đại biểu Điều Huỳnh Sang, Bộ trưởng cho biết, còn nhiều khó khăn, bất cập trong cơ chế tài chính thanh quyết toán các nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng như các cơ chế chi tiêu của các quỹ khoa học công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp thu các ý kiến và cùng Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi để tháo gỡ.

14h21: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Có địa phương không bố trí vốn hoặc bố trí tỷ lệ rất thấp cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Giải trình về chi cho đầu tư khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng cho biết, trách niệm của Trung ương đã chi theo đúng quy định theo Nghị quyết của Quốc hội và Luật Đầu tư công; việc bố trí có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến năm 2023, tỷ lệ chi giảm dần, chỉ đạt 1,1-1,18%, riêng năm 2023 là 0,83%, trong khi đó Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị quy định đảm bảo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng dần lên theo các năm. Điều này cho thấy, các bộ, ngành địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa có đề án đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn, có địa phương không bố trí vốn hoặc bố trí tỷ lệ rất thấp cho hoạt động này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định ba đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực và được lồng ghép thêm hai vấn đề cốt lõi là khoa học, công nghệ mới, sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng và quyết định thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đặt tại Hòa Lạc. Đây là đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Chức năng của Trung tâm là xây dựng hệ sinh thái cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; áp dụng các cơ chế chính sách vượt trội, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối các viện, trường, các cơ sở nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo trong nước và ngoài nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng xây dựng Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp được tiếp cận chương trình này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế nhân rộng mô hình này, với tinh thần kết nối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia nhưng địa phương đầu tư và quản lý.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết hiện đã xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, theo đó đã hình thành được 8 văn phòng ở các nước phát triển, quy tụ gần 2.000 chuyên gia, nhà khoa học người Việt trên khắp thế giới trong mạng lưới này. Đây là một nguồn lực hết sức quý giá, vô giá để kết nối với trần lực lượng nghiên cứu trong nước, hỗ trợ bổ trợ cho trong nước, tranh thủ nguồn lực này phát triển đất nước.

14h13: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Căn cứ vào hiệu quả và kết quả đầu ra để chi ngân sách cho khoa học công nghệ

Về bố trí ngân sách chi cho khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2023, tổng chi ngân sách chiếm 0,82%, chi đầu tư là 0,23%, chi thường xuyên là 0,58%. Năm 2022, tỷ lệ chi ngân sách là 1,01%.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về quyết toán chi ngân sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95 ngày 17/10/2014, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 27 về cơ chế khoán, nhiệm vụ chi khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách, theo hướng thiết kế căn cứ vào hiệu quả, kết quả đầu ra để chi ngân sách. Thông tư này giao quyền chủ động cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài được điều chỉnh các mục chi, nội dung chi, định mức kinh phí được giao khoán. Với kinh phí không giao khoán thì thực hiện theo đề xuất của tổ chức chủ trì và cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng cho biết, việc kiểm soát chi chuyển từ khoản chi theo hóa đơn chứng từ hồ sơ sang chi theo bảng kê công việc. Điều đó cho thấy cơ chế mở trong thực hiện khoán chi trong khoa học công nghệ, tuy nhiên hiện nay vẫn còn những tồn tại trong quá trình tuyển chọn, giao đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, nên kinh phí giao muộn. Bên cạnh đó, việc thực hiện giao khoán lại thực hiện theo hướng hồ sơ chứng từ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì, Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành khác để sửa Nghị định 95, Thông tư 27 để phù hợp hơn, trên cơ sở lấy ý kiến của nhà khoa học, Nhân dân để sửa các quy định của pháp luật để đảm bảo thông thoáng chủ động, căn cứ vào kết quả đầu ra của công việc để thực hiện hiệu quả.

Về cơ chế quản lý khoa học công nghệ, Bộ trưởng cho rằng cần thiết kế hoàn thiện lại để phù hợp hơn, cụ thể là đối với nhà nước, nên đặt hàng và thanh toán theo sản phẩm đặt hàng, việc đặt hàng có thể thực hiện đấu thầu, có thể chỉ định thầu, qua đó lập dự toán, căn cứ từ đó chọn những tổ chức nghiên cứu đảm bảo được sản phẩm đầu ra, giúp việc thanh toán được thuận lợi hơn. Cùng với đó, cần quy định việc chuyển giao, ứng dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

14h12: Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng: Việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa còn chậm

Theo Đại biểu Lã Thanh Tân, tài nguyên cát biển Việt Nam hiện có khoảng trên 200 tỷ mét khối. Cát biển có thể phục vụ phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó đáp ứng ngay nhu cầu cấp bách làm vật liệu xây dựng, san nền cho các công trình xây dựng đường bộ cao tốc, các công trình quan trọng quốc gia… Tuy nhiên đến nay cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học cho việc triển khai còn nhiều khó khăn, bất cập.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Đại biểu cho rằng trách nhiệm của Bộ trong việc này như thế nào? Bộ đã có nghiên cứu nào về cát biển phục vụ cho mục đích trên? Kết quả ra sao?

Bên cạnh đó, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa còn chậm, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có cơ sở dữ liệu để truy xuất nguồn gốc… Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp về vấn đề này?

14h10: Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tranh luận

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ĐBQH Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, việc hình thành các Quỹ trong lĩnh vực khoa học công nghệ là nhằm mục tiêu thu hút nguồn lực đầu tư từ xã hội cho hoạt động khoa học công nghệ. Tuy nhiên thời gian qua, các Quỹ này vẫn chủ yếu hoạt động hoàn toàn từ nguồn ngân sách nhà nước. Đại biểu cũng cho rằng, hiện nay các quy định về trích, lập, sử dụng các Quỹ này còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ… Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cần đánh giá và làm rõ vấn đề này để có hướng giải pháp thực thi tốt hơn trong thời gian tới.

14h08: Đại biểu Leo Thị Lịch - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Sản phẩm khoa học công nghệ chưa thực sự đi vào cuộc sống

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ĐBQH Leo Thị Lịch - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt liên quan đến việc liên kết giữa các Viện khoa học công nghệ với các doanh nghiệp chưa rõ ràng. Đại biểu cho biết, thời gian qua các sản phẩm khoa học công nghệ chưa thực sự đi vào cuộc sống và hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đánh giá, làm rõ hơn các mặt trái của vấn đề này?

14h07: Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tranh luận

Trao đổi với Bộ trưởng liên quan đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định nhận thấy, nội dung này đã hiện hữu trong Nghị quyết số 27 ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết nêu rõ, Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu đô thị khoa học, khu công nghệ cao, trường đại học trọng điểm… để thúc đẩy sáng tạo của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Tuy nhiên, sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết, cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý khu đô thị khoa học vẫn chưa được hình thành, trong đó có một số các tỉnh đã làm thí điểm các mô hình này. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị Bộ trưởng cho biết nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế hành lang pháp lý nào để Bộ trưởng thực hiện đạt được mục tiêu của Nghị quyết 27 đã đề ra. Trên cơ sở việc thực hiện hoàn thành mục tiêu này thì chúng ta sẽ có đánh giá và áp dụng vào xây dựng Trung tâm sáng tạo mang tầm khu vực và tầm quốc gia.

14h05: Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Cần tham khảo mô hình các cường quốc công nghệ

Đại biểu Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, khoa học công nghệ chưa lan tỏa ra ngoài xã hội. Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương nhận thấy, Bộ trưởng trả lời vấn đề này với các giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức và kéo doanh nghiệp vào thì chưa thỏa đáng.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

“Khi lôi kéo các doanh nghiệp tham gia vào thì họ phải thấy được lợi ích và tính minh bạch hoạt động trong công tác này. Bản chất Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia là để lôi kéo tư nhân nhưng hiện hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào NSNN, để một thời gian quá dài không lôi kéo được tư nhân vào thì sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động toàn xã hội”, đại biểu Nguyễn Quang Huân phân tích thêm.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, Nhà nước chỉ đầu tư vốn mồi, sau đó xã hội hóa, các doanh nghiệp tham gia vào giai đoạn nghiên cứu ứng dụng, sau đó nhân rộng đại trà thương mại, giống như mô hình ở Israel. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu, tham khảo mô hình ở một số cường quốc công nghệ, sau đó xây dựng chương trình phù hợp với Việt Nam thì sẽ căn cơ hơn và tránh tình trạng lãng phí.

14h01: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt: Chưa thống kê được số liệu về chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ tại các địa phương

Trả lời chất vấn đại biểu cuối phiên làm việc buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, hiện không xác định được con số chính xác về chi đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ tại các địa phương. Vì vậy, cần thiết sửa đổi các quy định hiện hành để có cơ sở hoạch định chính sách phát triển trong lĩnh vực này.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về phát triển thị trường khoa học công nghệ, Bộ trưởng cho biết, hiện vẫn thiếu các tổ chức trung gian để kết nối bên cung và bên cầu về công nghệ. Bên cạnh đó là những khó khăn trong thực hiện cơ chế chính sách nên chưa khuyến khích việc chuyển giao khoa học công nghệ vào cuộc sống.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các chương trình khoa học công nghệ quốc gia để nâng cao năng lực nghiên cứu của các Viện, các trường, năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp; tăng cường năng lực các sàn giao dịch công nghệ quốc gia theo chiều sâu. Đồng thời, cần mạnh dạn trao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho viện, trường, tổ chức nghiên cứu để khuyến khích các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Đối với chất vấn của đại biểu về việc dành kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ, Bộ trưởng lấy ví dụ năm 2023 tổng chi thường xuyên cho khoa học và công nghệ 12.000 tỷ, trong đó ngân sách Trung ương là 8.800 tỉ, địa phương là khoảng 3.200 tỷ. Trong 8.800 tỷ ngân sách trung ương, chi hỗ trợ cho lương và hoạt động bộ máy khoảng 900 tỷ, như vậy, tỷ lệ cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ chiếm 89 %...

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng nhấn mạnh về tính rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; mong muốn các vị đại biểu Quốc hội và xã hội ghi nhận bản chất rủi ro của hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tính mới, tính dấn thân của hoạt động nghiên cứu nên quá trình nghiên cứu có thể thành công, không thành công. Đề tài nghiên cứu không thành công cũng là một đóng góp để làm rõ hướng đi cho cộng đồng khoa học trong các nghiên cứu khác.

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, Bộ trưởng khẳng định, điểm cốt lõi là cần lựa chọn và sử dụng theo trình độ chuyên môn, không bị ràng buộc bởi các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn mang tính chất hành chính. Đồng thời giao quyền chủ động cho người làm công tác nghiên cứu.

Đối với việc thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đây là một mô hình mới, cần thời gian xem xét, đánh giá hiệu quả của trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia sau đó mới tiếp tục nhân rộng thành lập các địa phương khác.

14h00: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn

[Cập nhật] Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

Chủ tịch Quốc hội cho biết, chiều nay, Quốc hội sẽ dành 60 phút để chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời gian đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phát biểu giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm.

Theo Cổng TTĐT Quốc hội


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết