Công nhân Công ty TNHH Việt Pan-Pacific Thanh Hóa (đóng tại thị trấn Ngọc Lặc) trong ca sản xuất.
Trong đó có một số đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động làm việc xuyên tết để duy trì hoạt động, phục vụ sản xuất, kinh doanh, gồm: Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (100 lao động), Công ty xi măng Nghi Sơn (390 lao động), Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (276 lao động), Công ty TNHH Cảng quốc tế Nghi Sơn (120 lao động), Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực (179 lao động), Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát (120 lao động). Các đơn vị, doanh nghiệp đều đã cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công ngày lễ, tết cho người lao động.
Thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi trả lương cho người lao động của doanh nghiệp, việc cắt giảm, cho thôi việc, nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp ngành dệt may, da giầy) để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Đặc biệt quan tâm đối với người lao động mất việc làm hoặc có việc làm không ổn định trở về từ các tỉnh phía Nam, phía Bắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão được tiếp cận tìm kiếm việc làm tại địa phương và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.