• :
  • :

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Lê Sỹ Nghiêm trình bày tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng cơ s dữ liệu đt đai tnh Thanh Hóa là cần thiết

Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính ...), dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử trên hệ thống phần mềm chuyên dụng, được kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tập trung triển khai thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn toàn quốc có 44/63 tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có 23 tỉnh đã hoàn thành.

Thanh Hóa nằm trong 21 tỉnh mới hoàn thành một phần, đang tiếp tục thực hiện. Mặc dù, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng nhưng toàn tỉnh vẫn còn 91/559 xã chưa thực hiện đo đạc bản đồ địa chính hệ tọa độ VN-2000; còn 474/559 xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; so với mặt bằng chung của cả nước là rất thấp.

Để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, sớm đưa vào vận hành, khai thác có hiệu quả, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cho rằng việc xây dựng Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa" là cần thiết và cấp bách.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Các đại biểu dự hội nghị.

Cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu của Quốc gia

Đề án nêu quan điểm: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản nhà nước về đất đai; bố trí nguồn lực hợp lý để sớm hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ trên địa bàn tỉnh và kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu của quốc gia.

Phạm vi nghiên cứu đề án là địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố (không bao gồm khu vực đất quốc phòng, đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây do các loại đất này được thực hiện ở đề án khác). Đề án được triển khai trong giai đoạn năm 2023-2028.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển, vận hành hệ thống thông tin đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai; phục vụ hiệu quả hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… góp phần làm minh bạch thông tin về đất đai; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Xây dựng Đề án phải đi vào cuộc sống - là cơ sở dữ liệu sống, xanh và sạch

Sau khi nghe ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đóng góp vào Đề án, phát biểu kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Việc xây dựng đề án cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết và hết sức quan trọng. Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với dự thảo đề án và tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng thời đề nghị Ban cán sự chỉ đạo UBND tỉnh và ngành chức năng tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị, hoàn thiện tờ trình, đảm bảo thống nhất về nội dung giữa tờ trình và đề án.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Các đại biểu dự hội nghị.

Để Đề án đi vào cuộc sống, vận hành hiệu quả, trở thành dữ liệu sống, xanh và sạch. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, Đề án cần phải xác định rõ 3 quan điểm:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, hiện đại hóa công tác quản lý dịch vụ công về đất đai, đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn tỉnh; bảo đảm quản lý, vận hành kết nối và chia sẻ thông tin thống nhất từ tỉnh tới Trung ương và đến huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Thứ ba, tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giám sát sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất, phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để sử dụng đất bền vững, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng lưu ý phạm vi không gian của Đề án phải được xác định cụ thể, đảm bảo không trùng lặp và cũng không bỏ sót địa bàn. Thời gian thực hiện toàn bộ đề án trong 5 năm, từ 2023 - 2028, nhưng khuyến khích các địa phương có điều kiện đẩy nhanh tiến độ để sớm phát huy hiệu quả của đề án. Làm rõ hơn cơ sở phân bổ nguồn vốn để thực hiện đề án cho các địa phương.

“Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa là rất quan trọng, song việc vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội, phục vụ người dân, doanh nghiệp còn quan trọng hơn” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị UBND tỉnh sớm hoàn thiện đề án để triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức hội nghị quán triệt ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đến các ngành, các địa phương, tạo thống nhất trong nhận thức và hành động, tập trung cao nhất để hoàn thành đề án đúng kế hoạch và vận hành đạt hiệu quả cao nhất.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa

Cũng tại hội nghị, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến đối với tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến về Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp và đô thị tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương; Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25, ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Dự thảo Kế hoạch thực hiện Kết luận số 485 ngày 27-6-2023 của Ủy ban kiểm tra Trung ương và một số nội dung quan trọng khác.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết