• :
  • :

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc sở Xây dựng Phan Lê Quang báo cáo tờ trình xin ý kiến về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 5, Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Tại hội nghị, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã trình xin ý kiến về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 5, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 5, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa nằm ở địa điểm thuộc địa giới hành chính các phường Hải Hòa, Nguyên Bình, Bình Minh và xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn, với diện tích 1.091 ha. Phía Bắc giáp khu trung tâm xã Hải Nhân (Phân khu đô thị số 6 và số 8 theo quy hoạch); Phía Đông giáp kênh Than (Phân khu đô thị số 8 theo quy hoạch); Phía Nam giáp phường Nguyên Bình, Bình Minh (Phân khu đô thị số 1 theo quy hoạch); Phía Tây giáp đường sắt Bắc - Nam (Phân khu công nghiệp CN-17 theo quy hoạch).

Quy hoạch Khu đô thị số 5 - Là khu đô thị thuộc đô thị trung tâm Khu kinh tế Nghi Sơn với chức năng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực như: Khu trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa - TDTT, thương mại - dịch vụ, tài chính - ngân hàng, các cơ quan văn phòng đại diện, các trung tâm công cộng... và các khu nhà ở đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế. Quy mô dân số khu đô thị dự báo khoảng 50.000 người, trong đó dân số hiện tại khoảng 14.500 người; dân số phát triển khoảng 35.500 người.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và đơn vị lập quy hoạch tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, hoàn thiện quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng chí nêu rõ: Khu đô thị số 5 là đô thị lõi của thị xã Nghi Sơn; do vậy, cần bổ sung, nâng cao các chức năng, chỉ tiêu, quy mô để đáp ứng yêu cầu phát triển và công năng sử dụng của khu đô thị này. Trên cơ sở đó, đơn vị lập quy hoạch bổ sung thêm chức năng giáo dục - y tế của khu đô thị; dự báo sát về quy mô dân số để bố trí hạ tầng kinh tế - xã hội cho phù hợp; nghiên cứu nâng cao tầng cho các khu nhà ở xã hội, trung tâm thương mại – dịch vụ, nhà ở đô thị để tạo tính hiện đại cho khu đô thị, tiết kiệm được nguồn lực đất đai và đảm bảo nhu cầu sử dụng cho người dân.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng lưu ý đơn vị lập quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn, chỉ tiêu về đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của thành phố xanh trong tương lai; đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch này với các quy hoạch chi tiết đã có từ trước. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 5, trình phê duyệt để triển khai các bước tiếp theo. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng lưu ý thị xã Nghi Sơn làm quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng để chuẩn bị điều kiện khởi công một số dự án lớn, dự án trọng điểm trong thời gian tới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Tiến phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng cho ý kiến vào Báo cáo của Ban Chỉ đạo 902 của Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo 902 của Tỉnh ủy về 2 phương án gồm: Phương án 1 - Cho phép thực hiện riêng và trước các bước trình tự, thủ tục, hồ sơ, Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa; các bước quy trình, nội dung công việc ở tỉnh hoàn thành chậm nhất tháng 1 năm 2024; hoàn chỉnh hồ sơ, đề án, trình các cơ quan Trung ương khảo sát, thẩm định, thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết nghị, hoàn thành chậm nhất tháng 3 năm 2024.

Phương án 2 - Thực hiện đồng thời trình tự, thủ tục, hồ sơ, Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa cùng với sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; các bước quy trình, nội dung công việc ở tỉnh hoàn thành chậm nhất tháng 3 năm 2024; hoàn chỉnh hồ, đề án, trình các cơ quan Trung ương khảo sát, thẩm định, thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết nghị, hoàn thành chậm nhất tháng 6 năm 2024.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo 902 và các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai các công việc, nhiệm vụ được giao; đồng thời chỉ đạo Ban Chỉ đạo 902 khẩn trương chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, xây dựng các phương án về tiến độ nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hoá; báo cáo các cơ quan Trung ương và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến chỉ đạo các bước thực hiện tiếp theo.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Văn Cường trình bày tờ trình về việc thành lập Kiểm ngư Thanh Hóa.

Cũng tại hội nghị, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Kiểm ngư Thanh Hóa. Nội dung tờ trình nêu: Thanh Hóa có chiều dài bờ biển 102km từ Cửa Đáy ở phía Bắc cho đến Lạch Cờn ở phía Nam, với diện tích rộng 17.000km, là ngư trường khai thác thủy sản quan trọng ở Vịnh Bắc bộ. Số lượng tàu cá toàn tỉnh tương đối lớn, đứng thứ 10/28 tỉnh, thành phố ven biển cả nước… Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thực thi pháp luật và khắc phục những tồn tại, hạn chế của lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng tới phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế, bảo đảm sinh kế lâu dài cho ngư dân, đảm bảo mục tiêu phát triển thủy sản nhanh, bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, thực thi pháp luật đồng bộ, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt Nam nói chung cũng như ngành thủy sản Thanh Hóa nói riêng, việc thành lập Kiểm ngư Thanh Hóa là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Kiểm ngư Thanh Hóa trực thuộc Chi cục Thủy sản, là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu giúp Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thực hiện chức năng thực thi pháp luật Việt Nam về quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong phạm vi vùng ven bờ, vùng lộng, vùng nước nội địa và hoạt động nuôi trồng thủy sản do tỉnh quản lý và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kiểm ngư chịu sự chỉ đạo, quản lý của Chi cục Thủy sản theo quy định; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ kiểm ngư của Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cơ bản thống nhất với tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị và nêu rõ: Việc thành lập Kiểm ngư Thanh Hóa là việc cần thiết nhằm thực hiện đúng theo luật Thủy sản năm 2017, nhất là việc cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đặc biệt là việc xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp phát ở vùng biển nước ngoài.

Trong chương trình hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến và cơ bản thống nhất với các Tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh gồm: về việc trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về phát triển thanh niên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2030; về đề nghị tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; về Danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; về trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về quy định nội dung và mức chi tổ chức lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến bước đầu vào Dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đến nay, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết