• :
  • :

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Ông Phan Lê Quang, Phó Giám đốc Sở Xây dựng: Khẩn trương lập phủ kín các phân khu làm cơ sở thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư

Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được phê duyệt với mục tiêu hướng tới xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch đã đề ra, theo quy định của pháp luật thì sau 30 ngày phê duyệt cần công khai quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết đã có một bản quy hoạch mới đã được duyệt, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, để từ đó có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch. Đồng thời quảng bá hình ảnh, giới thiệu về Đồ án quy hoạch để triển khai xúc tiến đầu tư. Cùng với đó làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân, xác định rõ thời gian hoàn thành.

Trên cơ sở nội dung quy hoạch, Sở Xây dựng sẽ hoàn thiện quy định quản lý theo đồ án được phê duyệt để quản lý thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn rà soát các quy hoạch; khẩn trương lập phủ kín các phân khu làm cơ sở thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư. Cùng với đó tiến hành lập chương trình phát triển đô thị; công nhận lại đô thị để sáp nhập TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị.

Ông Phạm Xuân Na, Quyền Viện trưởng Viện quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa: Phát triển thành phố tỉnh lỵ theo hướng xanh, thông minh và giàu bản sắc

Quy hoạch Đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã được xây dựng một cách công phu với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học. Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Trong quá trình lập quy hoạch, được sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; cơ quan soạn thảo đồ án cũng đã tổ chức xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cộng đồng dân cư đảm bảo dân chủ, khách quan mang đến chất lượng cao cho đồ án.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 có ý nghĩa quan trọng, với định hướng mở rộng trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hóa theo hướng kết nối mạnh mẽ hơn các vùng, miền trong và ngoài tỉnh để TP Thanh Hóa xứng đáng trở thành trung tâm tổng hợp làm hạt nhân thúc đẩy tỉnh Thanh Hóa phát triển theo Nghị quyết số 58, ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Đồ án quy hoạch chung lần này đưa ra nhiều ý tưởng để phát triển thành phố tỉnh lỵ theo hướng xanh, thông minh và giàu bản sắn trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa Xứ Thanh.

Trên cơ sở các nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt, thành phố và các sở, ngành cần rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố và huyện Đông Sơn, bảo đảm khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thống nhất, đồng bộ, kết nối; khắc phục những bất cập, chồng chéo giữa các quy hoạch trước đây.

Ông Lê Văn Công, Chủ tịch UBND phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa): Bảo tồn, phát huy gia trị các di tích trên địa bàn phường Nam Ngạn, góp phần xây dựng thành phố hiện đại, giàu bản sắc

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo ra bước chuyển đột phá về không gian đô thị, là tiền đề tạo bước đột phá về hạ tầng đô thị, xây dựng phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại và giàu bản sắc.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Trên địa bàn phường Nam Ngạn có nhiều di tích, danh thắng đã được xếp hạng, như Cụm di tích lịch sử - văn hóa phường Nam Ngạn được xếp hạng là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia năm 1989, gồm: Chùa Mật Đa, đền thờ Chu Văn Lương, Nhà tưởng niệm liệt sỹ (gồm nhà truyền thống trưng bày các hình ảnh, hiện vật về cuộc chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược của quân và dân Nam Ngạn và bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ quê hương Nam Ngạn đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc); tượng đài Nam Ngạn chiến thắng.

Bên cạnh đó trên địa bàn phường còn có chùa Hương Quang (chùa Tranh), được xây dựng từ lâu đời. Đặc biệt phường Nam Ngạn là một “địa chỉ đỏ” về truyền thống đấu tranh trung dũng, kiên cường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với những địa danh như: Nghĩa trang Liệt sỹ Hàm Rồng, Nhà truyền thống dân quân Nam Ngạn... Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn phường đang được đầu tư xây dựng Dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14-6-1972 trên công trường đắp đê sông Mã. Ngoài xây dựng nơi này thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ, dự án còn được kỳ vọng hình thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng.

Trong thời gian tới, phường Nam Ngạn sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa để trùng tu tôn tạo di tích, tổ chức các sự kiện, lễ hội…Thông qua đó, nhằm khơi dậy truyền thống anh hùng của quê hương Nam Ngạn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng TP Thanh Hóa trở thành đô thi văn minh, hiện đại và giàu bản sắc.

Ông Mai Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đông Hòa (Đông Sơn): Cơ hội lớn hiện đại hóa vùng nông thôn

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không chỉ tạo ra bước chuyển đột phá về không gian đô thị mà còn tạo cơ hội lớn để đổi mới các vùng quê nông thôn trên địa bàn huyện Đông Sơn, trong đó có xã Đông Hòa.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyếtCụ thể, không gian quy hoạch đã mở ra cơ hội cho các xã vùng nông thôn huyện Đông Sơn phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh. Phong trào xây dựng nông thôn mới cũng sẽ phát triển theo hướng hiện đại, văn minh, nhưng không đánh mất giá trị văn hóa truyền thống vùng quê nông thôn.

Riêng với xã Đông Hòa, do có trục cao tốc Bắc - Nam đi qua, lại được thừa hưởng hệ thống giao thông kết nối từ Quy hoạch chung đô thị tỉnh, trở thành vùng đệm phía Tây của TP Thanh Hóa, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển, trong đó có kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời tạo cơ hội để xây dựng nông thôn mới sáng, xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc.

Nhận thức rõ tiềm năng phát triển từ Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, trong thời gian tới, xã Đông Hòa tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó chú trọng vận động Nhân dân hiến đất mở đường giao thông phù hợp với không gian đô thị, chỉnh trang nhà cửa, vườn tược để xây dựng quê hương ngày càng văn minh, hiện đại. Đồng thời có cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế gắn với thế mạnh của địa phương, nhất là mô hình trồng nấm, nhằm tiếp tục giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, xã tiếp tục quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là trùng tu, tôn tạo di tích đình Thượng Thọ (ngôi đình hơn 600 năm tuổi), nhằm góp phần xây dựng đô thị Thanh Hóa hiện đại, giàu bản sắc…

Bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị TP Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động

Một vấn đề thể hiện tầm nhìn của Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa là mở rộng phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Thanh Hóa và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Vì vậy, sau khi quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố xác định công tác tuyên truyền phải đi trước một bước. Theo đó, thành phố đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trên trang thông tin điện tử TP Thanh Hóa, trong cuốn thông tin thành phố, trên fanpage của các phường, xã và các cơ quan, đơn vị để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, vai trò của Quy hoạch đô thị Thanh Hóa và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy hoạch. Đồng thời, phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đưa tin, viết bài tuyên truyền kịp thời.

Đặc biệt, ngay sau khi quy hoạch được công bố, TP Thanh Hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa để các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và Nhân dân trong tỉnh được biết. Từ đó, sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động để triển khai thực hiện thành công Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa: Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa

Ngay sau hội nghị quan trọng này, TP Thanh Hóa sẽ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyếtTheo đó, thành phố sẽ phối hợp với huyện Đông Sơn và các ngành chức năng tập trung rà soát, lập mới và lập điều chỉnh quy hoạch 12 phân khu và các khu chức năng theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, chương trình, đề án có liên quan, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, nhất là Quy hoạch sử dụng đất thành phố thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất thành phố năm 2023, các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết. Đối với 8 quy hoạch phân khu mà tỉnh giao cho thành phố lập quy hoạch, thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành và trình UBND tỉnh vào đầu quý 3-2023.

Trên cơ sở các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được phê duyệt, thành phố sẽ triển khai các dự án để cụ thể hóa quy hoạch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc như Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra, xứng đáng với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và sự kỳ vọng, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Thanh HoáQuy hoạch chung đô thị cơ hội để doanh nghiệp đầu tư, phát triển

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và được xác định như là một trong những động lực cho tăng trưởng.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Chính vì vậy, để tạo được động lực tăng trưởng mới, khai thác hết tiềm năng cho phát triển, quy hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước; phải coi quy hoạch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trên thế giới, việc tận dụng nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tư nhân và ứng dụng công nghệ vào quy hoạch đã giúp nhiều thành phố khác trên thế giới thành công trong xây dựng đô thị. Đây cũng chính là công thức mà chính quyền thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã biến khu phố Đông nghèo nàn, chỉ sau 30 năm đã vực dậy thần kì, trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới.

Đối với tỉnh Thanh Hoá, việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040, trong đó phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha sẽ mở ra những cơ hội đầu tư, phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sự phát triển của tỉnh nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung luôn có vai trò đóng góp quan trọng của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 với những định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể cũng chính là cơ sở, tiền đề, động lực quan trọng để thu hút doanh nghiệp đầu tư và phát triển, trong đó đáng chú ý mục tiêu về quy hoạch, phát triển đô thị của tỉnh được đồng bộ, cụ thể chính là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội và yên tâm đầu tư phát triển mang tính lâu dài, nhất là đầu tư phát triển các dự án phát triển đô thị mời gọi đầu tư, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh; cơ hội đầu tư bất động sản, đô thị của doanh nghiệp tại tỉnh; các chính sách tín dụng...

Để đồng hành cùng sự phát triển chung của tỉnh, nhất là nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại, dịch vụ, là một tổ chức tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá (VCCI Thanh Hoá) sẽ luôn là cầu nối, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hình thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, làm rõ, tư vấn, định hướng phát triển của tỉnh nhất là các vấn đề về phát triển các dự án đô thị; kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy phát triển đô thị; tham gia các hoạt động quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh, để tỉnh Thanh Hoá sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Ông Lê Cao Thắng, Chủ tịch UBND xã Đông Nam (Đông Sơn): Mở ra cơ hội việc làm, thu nhập cao cho người nông dân

Việc ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Bên lề Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040: Nhiều ý kiến tâm huyết

Đối với tỉnh Thanh Hoá, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040, trong đó phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho các địa phương trong tỉnh.

Trong đó, đối với nhóm được quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, xã Đông Nam (Đông Sơn) có một phần diện tích được quy hoạch đã và đang kỳ vọng sẽ địa phương nói chung, người nông dân nói riêng giải quyết được các vấn đề về việc làm, thu nhập cao cho người nông dân; tạo cơ hội để địa phương phát triển tiềm năng, thế mạnh; thu hút đầu tư, phát triển...

Đáng chú ý, đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, việc ứng dụng khoa học-công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… sẽ giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao cũng giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành đi kèm sau Quyết định Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 được phê duyệt sẽ là hành lang pháp lý, tiền đề quan trọng để vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương được thực hiện và phát triển hiệu quả, bền vững. Tuy vậy, cùng với những điều kiện thuận lợi thì mô hình sản xuất nông nghiệp này cũng đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất, dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao bất ổn định… Đây cũng là những băn khoăn, lo lắng mà địa phương đã và đang tham mưu, đề xuất và đang có kế hoạch xây dựng các giải pháp khắc phục gắn với lộ trình, thời gian thực hiện trong thời gian tới.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết