• :
  • :

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 10 (vòng 4) thành kính dâng hoa, dâng hương viếng anh hùng liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị.

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 10 (vòng 4) thành kính, tỏ lòng biết ơn các Anh hùng liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị.

Trong không khí thiêng liêng và xúc động, các đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm trung tâm Thành Cổ Quảng Trị để tưởng nhớ những người con ưu tú của quê hương, đất nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh và vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất thị xã Quảng Trị anh hùng.

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 10 (vòng 4) thành kính dâng hoa viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị.

Sau lễ dâng hoa, dâng hương, các đại biểu đã dành phút mặc niệm tri ân, tôn vinh công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ và thị xã Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972, góp phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn đàm phán Hội nghị Paris, tạo đà cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị cách Quốc lộ 1 gần 1km về phía Đông Bắc, cách thành phố Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 14 km về phía Đông Nam. Năm 1809, một năm sau khi dinh Quảng Trị trở thành dinh trực lệ Kinh sư (cùng với Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Đức), triều đình nhà Nguyễn nhận thấy vị trí đóng lỵ sở của dinh Quảng Trị tại Ái Tử - Trả Liên không được đắc địa, khó có thể hội đủ các điều kiện dễ trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội cho một vùng trực lệ Kinh sư nên vua Gia Long cho chuyển lỵ sở dinh Quảng Trị về xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng.

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn Báo Thanh Hóa cùng các đại biểu tham dự Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 10 (vòng 4) tham quan Thành Cổ Quảng Trị.

Khu vực được chọn xây dựng Thành Quảng Trị là khu đất cao tại xã Thạch Hãn - Hải Lăng (ngày nay thuộc thị xã Quảng Trị). Từ Thành Quảng Trị có thể đi vào Nam hay ra Bắc bằng đường sông, đường bộ, đường biển đều thuận tiện. Quá trình xây dựng Thành Quảng Trị kéo dài gần 28 năm (1809 - 1837), bắt đầu từ thời Gia Long đến thời Minh Mạng.

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (28-6-1972 – 16-9-1972) là một trong những biểu hiện sinh động nhất cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử.

Trong 81 ngày đêm, Thành Cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo”. Số bom đạn ném xuống Thành Cổ tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 và đã phá hủy hoàn toàn 1 vạn ngôi nhà và tòa Thành cổ.

Đoàn Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 10 (vòng 4) tại Thành Cổ Quảng Trị.

Là địa đầu của hai chiến tuyến, tỉnh Quảng Trị nói chung, thị xã Quảng Trị, đặc biệt là Thành Cổ nói riêng trở thành nơi tập trung sự quan tâm đặc biệt cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị với phương thức tác chiến phòng ngự, bảo vệ một mục tiêu có tính chất chiến lược trong thời điểm có tính nhạy cảm, với điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch nhau nhiều cả về số quân, trang bị vũ khí hiện đại, phương tiện vật chất trong một thời gian dài, là một chiến công đặc biệt xuất sắc.

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm giữ vững Thành Cổ đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, Di tích Thành Cổ Quảng Trị là một trong 7 di tích thành phần thuộc di tích “Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972” được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383QĐ-TTg ngày 9/12/2013.

Thành Cổ Quảng Trị là nơi tôn vinh, tri ân cho những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên trung của một dân tộc anh hùng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết