• :
  • :

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa   

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên trong đoàn thăm mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Sùng A Thào, bản Suối Lóng, xã Tam Chung.

Trước khi dự hội nghị, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT và Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi tình hình đời sống Nhân dân xã Mường Lý; thăm mô hình nuôi dê của gia đình bà Lò Thị Nường, bản Tài Chánh, xã Mường Lý; thăm mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Sùng A Thào, bản Suối Lóng, xã Tam Chung; thăm mô hình sản xuất thương hiệu gạo Cai Nọi ở bản Pùng và thăm hỏi đời sống người dân bản Suối Tút, xã Quang Chiểu.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG tỉnh Thanh Hóa, chủ trì hội nghị.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bế Trung Hạ, Thường trực Hội đồng dân tộc Quốc hội; Tạ Văn Hạ, Thường trực Ủy ban văn hóa giáo dục Quốc hội; các thành viên trong đoàn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh. Hội nghị được truyền hình trực tuyến tới điểm cầu cấp xã của 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu khai mạc hội nghị.

Thanh Hóa triển khai có hiệu quả các chương trình MTQG

Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã triển khai tốt các Chương trình MTQG. Các mục tiêu về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới đều đạt kết quả tốt. Bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 37,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 6,08%, khu vực các huyện miền núi 15,19%, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 19,86%. Đến nay, Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); khu vực miền núi có 61 xã, 645 thôn bản được công nhận đạt chuẩn NTM, 7 xã NTM nâng cao, 51 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Khu vực miền núi có 72 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chiếm 22,7% sản phẩm OCOP toàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, bất cập, như: hiệu quả kinh tế rừng, phát triển chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Kết quả xây dựng NTM ở các huyện miền núi còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Hiện nay, Thanh Hóa còn 113 xã chưa đạt chuẩn NTM thì 11 huyện miền núi có tới 102 xã, chiếm 90%; trong đó có 65 xã dưới 15 tiêu chí, huyện Mường Lát không có xã NTM. Hoạt động của Ban Chỉ đạo ở một số địa phương chưa sáng tạo, linh hoạt và chưa thực sự quyết liệt. Một bộ phận nhỏ cán bộ và Nhân dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 3 Chương trình MTQG; đồng thời kiến nghị với Trung ương nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, chỉ tiêu cho phù hợp với thực tiễn tại khu vực miền núi.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Các đại biểu dự hội nghị.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các ban, sở, ngành và các huyện miền núi đã phân tích làm rõ những kết quả đạt được, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn thực hiện trên địa bàn ở các địa phương. Đồng thời nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá trinh triển khai thực hiện và đề xuất, kiến nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu tham mưu Trung ương sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và một số tiêu chí cho phù hợp với tình hình ở khu vực miền núi.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ các xã, thôn, bản thuộc khu vực miền núi Thanh Hóa trong xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững

Phát biểu thảo luận, đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ xây dựng NTM, đối với các huyện miền núi, mặc dù ngân sách còn khó khăn, nhưng hàng năm, các huyện đã dành 1 phần ngân sách để hỗ trợ xây dựng NTM, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm để phát triển sản phẩm OCOP, nội dung hỗ trợ tập trung chủ yếu như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, nhà sạch - vườn đẹp, chỉnh trang cảnh quan khu dân cư, hỗ trợ thưởng cho thôn, bản đạt chuẩn..., tiêu biểu như các huyện: Như Thanh, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Quan Hóa, Lang Chánh. Nhờ đó, đã tạo động lực cho các địa phương phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn, cũng như đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu NTM đã đề ra.

Trong giai đoạn 2021-2022, Thanh Hóa đã phân bổ 339,65 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để hỗ trợ cho 11 huyện miền núi xây dựng 177 công trình kết cấu hạ tầng và 161,034 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại các huyện miền núi. Cùng với đó, Thanh Hóa đã phân bổ 51,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ các xã thuộc 11 huyện miền núi để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP theo các bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các xã, thôn, bản.

Thông qua nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng NTM và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã khu vực miền núi từng bước được đầu tư; sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch tích cực, tập quán canh tác, tư duy sản xuất truyền thống, khép kín của bà con Nhân dân đã dần được thay đổi, việc chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã được thực hiện, hình thành tư duy sản xuất hàng hóa, có giá trị kinh tế cao hơn, từ đó giải quyết tốt việc làm, tăng thu nhập; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, người nghèo được tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc được giữ gìn, phát huy; phong tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi được đảm bảo, an ninh biên giới được ổn định.

Bên cạnh nêu rõ những kết quả đạt được, đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT cũng đã nêu lên những tồn tại, hạn chế và đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù hỗ trợ các xã, thôn, bản thuộc khu vực miền núi Thanh Hóa trong xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững. Đề nghị Trung ương xem xét, sửa đổi chỉ tiêu về “tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung” (Chỉ tiêu 17.1 trong Bộ tiêu chí xã NTM và chỉ tiêu 18.1 trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao) thành “tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ các nguồn”, để đảm bảo các xã miền núi có thể thực hiện được chỉ tiêu này…

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Cần đảm bảo nguồn lực để người dân miền núi ổn định vươn lên thoát nghèo bền vững

Thảo luận tại hội nghị, đồng chí Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vũ Thị Hương cho rằng: Trong thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh giảm 1,79%; từ 6,77% xuống còn 4,99%, (giảm 17.791 hộ, từ 67.684 hộ xuống còn 49.893 hộ) vượt mục tiêu Chương trình đề ra (Kế hoạch đề ra là giảm 1,5%); tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi giảm 4,81%; từ 20% xuống còn 15,19% (giảm 11.241 hộ; từ 46.470 hộ xuống còn 35.229 hộ)… Thông qua chương trình từ nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được phân bổ kịp thời đã góp phần giúp cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí NTM, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trong thời gian tới. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp về phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề thuộc nguồn vốn của Chương trình sẽ giúp cho người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo và cộng đồng dân cư có được sinh kế, thu nhập ổn định để vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần ổn định xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Cùng với nêu rõ những kết quả đạt được, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã nêu lên nhưng khó khăn vướng mắc và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét giao vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình MTQG theo tiểu dự án thành phần, nội dung; không giao chi tiết theo lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc phân bổ chi tiết và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án của các chương trình. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiểu dự án thành phần, nội dung của 3 chương trình MTQG, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Đồng thời, ban hành các tài liệu hướng dẫn quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện từng dự án, nghiệp vụ hoặc cẩm nang hỏi đáp, trong đó quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng đảm bảo dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thực hiện để triển khai tại cấp cơ sở.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Hạn chế nguy cơ tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trưởng ban Dân tộc Mai Xuân Bình nhấn mạnh: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 đạt 3% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên lồng ghép các nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình MTQG xây dựng NTM để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy nguồn lực đầu tư cho khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu năm 2022 giảm 7,37%, vượt 4,37% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh tại Quyết định số 653/QĐ-TTg. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người ở vùng miền núi còn thấp, mới đạt 34,6 triệu đồng/người/năm (năm 2022).

Qua triển khai thực hiện, đồng chí Trưởng ban Dân tộc tỉnh đề nghị Chính phủ có cơ chế, giải pháp cụ thể đối với các chính sách (y tế, giáo dục, đào tạo nghề, cán bộ, công chức...) đã ban hành áp dụng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 nay không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16-9-2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nhằm hạn chế nguy cơ tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Đề nghị Ủy ban Dân tộc báo cáo với Chính phủ tiếp tục cho thực hiện rà soát, phân định các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2022-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Chính phủ.

Đoàn Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Quan tâm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dưng NTM và công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Mường Lát

Phát biểu thảo luận, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Nguyễn Văn Bình nêu rõ: Để triển khai thực hiện, huyện Mường Lát đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG từ huyện đến xã, thôn, bản, do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để tổ chức thực hiện; đồng thời, ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG. Nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM có tổng vốn 20 tỷ 431 triệu đồng; nguồn kinh phí chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tổng vốn 46 tỷ 990 triệu đồng; nguồn kinh phí Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có tổng vốn gần 75 tỷ đồng.

Trong triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG, Mường Lát gặp một số khó khăn, đó là: Mường Lát là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước theo QĐ 353 của Thủ tướng Chính phủ; địa hình đồi núi cao phức tạp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, đất đai khô cằn, tầng canh tác mỏng; tính kết dính kém, rất dễ xảy ra sạt lở; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; chưa xác định được danh mục các loài cây chủ lực…; trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng sự phát triển của huyện; đại bộ phận người dân còn nặng tư tưởng sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp; một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chấp nhận cuộc sống kham khổ mà chưa chịu khó lao động sản xuất tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém; xa trung tâm, khó tạo mặt bằng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và thu nhập của người dân.

Từ những tồn tại hạn chế, khó khăn nêu trên, huyện Mường Lát đề nghị Trung ương quan tâm tăng thêm nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình MTQG cho huyện Mường Lát để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đồng thời, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng NTM để xây dựng xã Mường Chanh thành điểm thoát nghèo gắn với xây dựng NTM theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đề nghị Trung ương nâng định mức đầu tư từ 300 triệu đồng/hộ lên mức từ 450 đến 500 triệu đồng/hộ để huyện có đủ kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu tại các khu tái định cư mới như: tạo mặt bằng cho người dân dựng nhà; đường giao thông nội khu; rãnh thoát nước; cấp nước, cấp điện để di dời người dân đang ở nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến khu tái định cư mới để đảm bảo an toàn.

Đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm hỗ trợ kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện Mường Lát để tạo việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đề nghị các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn chỉ đạo công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo bằng việc đầu tư triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng rừng nguyên liệu; mô hình sản xuất nông lâm kết hợp trên đất dốc; mô hình, dự án nâng cao tầm vóc đàn gia súc….

Báo Thanh Hóa điện tử tiếp tục cập nhật...


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết