• :
  • :

Doanh nghiệp, nhà đầu tư “hiến kế” khai thác tối đa dư địa Cảng biển Nghi Sơn

Doanh nghiệp, nhà đầu tư “hiến kế” khai thác tối đa dư địa Cảng biển Nghi Sơn

Ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá: Đơn giản hoá thủ tục thông quan, đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá và đầu tư, kinh doanh tại Cảng biển Nghi Sơn

Doanh nghiệp, nhà đầu tư “hiến kế” khai thác tối đa dư địa Cảng biển Nghi Sơn

Ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị.

Hơn 15 năm kiến thiết, phát triển hạ tầng, xây dựng, vận hành, khai thác Cảng biển Nghi Sơn, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư…và các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng đầu tư, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn theo phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”.

Theo đó, đơn vị thường xuyên phối hợp với các lực lượng liên quan để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển; kịp thời hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thông suốt, thuận lợi.

Để tiếp tục tạo sức hút đối với các hãng tàu, đơn vị logistics và doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn, tạo đột phá trong hoạt động xuất, nhập khẩu qua hệ thống Cảng biển Nghi Sơn, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, đồng hành với các hãng tàu, doanh nghiệp khi mở tuyến và thực hiện xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn. Đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, thuận tiện, dễ thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, sản xuất và thu hút doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Cảng biển Nghi Sơn. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hải quan thông qua triển khai hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS; vận hành Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích cực thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng lộ trình đảm bảo 100% doanh nghiệp đã tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức khai báo điện tử. Bên cạnh đó, từng bước xây dựng Hải quan số tiến tới mô hình Hải quan thông minh góp phần giảm thời gian thông quan, chi phí của doanh nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy mô hình hợp tác, đối thoại hải quan - doanh nghiệp trên nền tảng doanh nghiệp là vị trí trung tâm; thường xuyên trao đổi, tiếp xúc với các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các yếu tố tác động gây khó khăn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, thông quan hàng hóa tại cảng Nghi Sơn để có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp, đáp ứng sự hài lòng của doanh nghiệp, xây dựng lòng tin của doanh nghiệp vào một môi trường kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Thanh Hóa sẽ làm nhiệm vụ kết nối giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh cảng, đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics… gặp gỡ, nắm bắt cơ hội kinh doanh qua địa bàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn…

Bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hoá thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Thanh Hóa cần có thêm những chính sách khuyến khích đặc thù

Doanh nghiệp, nhà đầu tư “hiến kế” khai thác tối đa dư địa Cảng biển Nghi Sơn

Bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hoá thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị.

Tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng biển Nghi Sơn đã được xác định là cảng loại I và được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

Cảng biển Nghi Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và Cảng biển Nghi Sơn.

Cục Xuất nhập khẩu đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong phát triển Cảng Nghi Sơn, được cụ thể hóa rất rõ trong những chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh thu hút đầu tư cảng cũng như khuyến khích hàng hóa thông qua cảng. Việc tập đoàn CMA-CMG - một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về vận chuyển container quốc tế, đã quyết định mở hoạt động logistics, đưa các chuyến tàu container đến với Cảng biển Nghi Sơn là bước ngoặt quan trọng cho phát triển hệ thống Cảng biển Nghi Sơn, trở thành dấu mốc đưa Nghi Sơn từ một cảng nội địa thành cảng biển có tính chất quốc tế, khẳng định lợi thế và năng lực của Nghi Sơn hoàn toàn có thể tiếp nhận và xử lý hàng hóa container vận chuyển quốc tế.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được trên thực tế, để phát triển Cảng biển Nghi Sơn vẫn còn tồn tại rất nhiều những thách thức. Sản lượng hàng hóa tại chỗ của miền Trung nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng không nhiều. Kết cấu hạ tầng cảng biển và hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho cảng biển phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa có trung tâm logistics lớn hoạt động, các dịch vụ liên quan đến logistics chưa hỗ trợ được nhiều cho chủ hàng, trong khi chi phí dịch vụ lại khá cao, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa cao; việc phát triển cảng biển và dịch vụ logistics chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Cảng biển Nghi Sơn. Khả năng thu hút được hàng container còn hạn chế...

Việc phát triển Cảng biển Nghi Sơn thành cảng biển quốc tế sẽ cần phải có sự đầu tư rất lớn, và quan trọng là cần thu hút được thêm các hãng tàu cả quốc tế và nội địa về làm hàng tại cảng. Để làm được điều này, đặc biệt trong bối cảnh các tỉnh khác trong khu vực Bắc Trung bộ cũng đang đẩy mạnh thu hút nguồn hàng qua các cảng, bên cạnh những giải pháp phát triển logistics của trung ương, tỉnh Thanh Hóa cần có thêm nữa những chính sách khuyến khích đặc thù nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư các dịch vụ hỗ trợ xử lý hàng hóa tại cảng biển, các hạ tầng bến bãi lân cận khu vực cảng biển; thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo nguồn hàng tại chỗ và thu hút, tận dụng được nguồn hàng từ Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển...

Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ - Xuất khẩu Quang Minh: Xây dựng được mức cước ưu đãi, cạnh tranh cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp, nhà đầu tư “hiến kế” khai thác tối đa dư địa Cảng biển Nghi Sơn

Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ - Xuất khẩu Quang Minh.

Cảng biển Nghi Sơn là cảng loại I và được quy hoạch thành cảng đặc biệt, là đầu mối giao thương hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ - Xuất khẩu Quang Minh chuyên sản xuất giấy thô và kinh doanh các loại nông sản xuất khẩu tại thủ đô Viêng Chăn, Lào. Hiện công ty có 3 nhà máy sản xuất, với công suất 10 nghìn tấn sản phẩm/năm, đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động của cả Việt Nam và Lào với thu nhập bình quân 15 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, đơn vị thực hiện vận chuyển bằng đường bộ, vận chuyển hàng hóa đến các nước. Doanh nghiệp rất đang rất quan tâm tìm hiểu đầu tư để mở rộng dịch vụ tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để tăng năng lực khai thác và đã tiến hành khảo sát tại Cảng biển Nghi Sơn trong vài năm gần đây.

Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy phát triển dịch vụ tại Cảng biển Nghi Sơn có tiềm năng về lâu dài. Qua khảo sát cung đường và mặt hàng đi từ Cảng Nghi Sơn, chúng tôi nhận thấy chủ yếu hàng hóa đi và đến các quốc gia, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để xuất và nhập nguyên liệu sản xuất giấy xuất khẩu của doanh nghiệp tôi khá phù hợp.

Tuy nhiên, để thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng biển Nghi Sơn, tôi đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh tăng cường kết nối các hãng tàu vận tải cùng hợp tác phát triển các loại hình dịch vụ tại đây để xây dựng được mức cước ưu đãi, cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp làm dịch vụ xếp dỡ tại cảng nghiên cứu áp dụng mức giá cạnh tranh so với các cảng ở các địa phương có cảng biển khác. Qua đó, góp phần giảm chi phí tổng thể, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục thông quan tại Cảng biển Nghi Sơn. Các đơn vị làm thủ tục thông quan cũng hỗ trợ thêm về thủ tục hành chính để các tàu giải phóng nhanh hàng hóa, giúp các doanh nghiệp nhận hàng nhanh chóng và giảm chi phí cho các hãng tàu.

Báo Thanh Hóa điện tử tiếp tục cập nhật...


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết