• :
  • :

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Các đại biểu và Nhân dân dự lễ khai mạc.

Dự khai mạc lễ hội, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội; Phạm Văn Thủy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch; đại diện Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa Bộ VHTTDL; Hội đồng di sản quốc gia; Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Văn Lợi, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Văn Chiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; đồng chí Đầu Thanh Tùng,Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; lãnh đạo một số huyện lân cận cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Chủ tịch UBND huyện Yên Định Phạm Tiến Dũng khai mạc lễ hội.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội cùng các đại biểu dâng hương tại Đền Đồng Cổ.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Ban Tổ chức lễ hội và các đại biểu thực hiện nghi thức cáo yết Thần Đồng Cổ.

Lễ hội Đền Đồng Cổ diễn ra vào ngày 15-3 âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công lao của Thần Đồng Cổ - một vị thần có từ thời Hùng Vương.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Lễ rước kiệu từ đình Phúc ra đền Đồng Cổ.

Tương truyền, khi Vua Hùng đem quân dẹp giặc phương Nam, đại quân theo đường núi tiến đến chân núi Khả Lao và nghỉ lại đây. Đêm đến, vua mộng gặp thần núi đã xin giúp trống đồng, dùi đồng cùng nhà vua dẹp giặc.

Khi xung trận âm vang tiếng trống, tiếng kiếm làm quân giặc khiếp sợ bỏ chạy. Quân ta thắng trận trở về, Vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn và phong thần núi Khả Lao là “Đồng cổ đại vương”, lập đền thờ, đúc trống đồng, ngựa đồng rước vào đền thờ phụng. Năm 2001 đền Đồng Cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện lịch sử đền Đồng Cổ.

Tại buổi lễ, các đại biểu, Nhân dân, du khách đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề: “Đồng Cổ uy linh - Tinh anh kết tụ” do Sở VHTTDL và huyện Yên Định chỉ đạo thực hiện.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Với sự chuẩn bị chu đáo về kịch bản, sự tập luyện nghiêm túc, công phu của đơn vị nghệ thuật, chương trình đã giúp đại biểu, Nhân dân và du khách hiểu hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất Yên Định; thần tích về Thần Đồng Cổ hiển linh giúp vua, giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm cùng sự phát triển của huyện Yên Định trong giai đoạn hiện nay.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt có tính cộng đồng và có sức lan tỏa lớn, thể hiện chiều sâu và bề dày văn hóa, mang đậm nét đẹp của một vùng đất đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng nghìn năm; là di sản phi vật thể quý, đặc sắc, thể hiện nét độc đáo của văn hóa Việt Nam nói chung, xứ Thanh nói riêng; chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, đặc biệt gắn liền với tín ngưỡng thờ “thần”, mà “Thần Đồng Cổ” một trong những thần thuộc hào khí anh linh có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống dân tộc...

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Du thuyền trên hồ bán nguyệt.

Lễ hội còn là sự kiện quan trọng kết nối các tour du lịch trong tỉnh, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Khai mạc Lễ hội Đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch

Đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của các huyện.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 2 đến 4-5, gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ có các nghi thức như: Cáo yết, rước kiệu từ đền về đình Phúc và ngược lại, xin linh khí thần Đồng Cổ, dâng hương... Phần hội vừa mang tính dân gian vừa có tính hiện đại như tổ chức các hoạt động thể thao thể hiện tinh thần thượng võ; tái hiện không gian “chợ quê” trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện Yên Định và các huyện bạn; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của vùng, miền.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết