• :
  • :

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết 

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.

Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Người dân tranh thủ nắng buổi sáng để phơi bánh, đây là yếu tố để mỗi chiếc bánh đa đạt chất lượng tốt nhất.

Năm mới sắp đến, xuân về chạm ngõ, người dân làng Đắc Châu đang tranh thủ “nhờ” những vạt nắng hanh để phơi những mẻ bánh đa, bánh đa nem đạt độ ngon nhất.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Thời tiết là điều kiện rất quan trọng để làm bánh.

Theo những người làm bánh, thời tiết là điều kiện rất quan trọng khi làm bánh. Thông thường, họ sẽ xem những ngày nắng đẹp để làm bánh đa. Với trời nắng to, mỗi chiếc bánh được phơi khoảng 4 đến 5 tiếng, trời âm u phải mất từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Bánh không được phơi quá nắng để tránh bị khô, giòn và dễ vỡ.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Theo chị Phùng Thị Liên, công việc tráng bánh của gia đình chị bắt đầu từ 3 giờ sáng mỗi ngày và thường kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa để kịp giờ phơi bánh: “Bây giờ phải làm thật gấp rút vì trời còn nắng, càng gần Tết thì vào mùa mưa, bánh không có được độ ngon như phơi nắng. Dù có lò sấy cũng không thể bằng”.

Những ngày giáp Tết số lượng nhiều hơn, có ngày một người có thể tráng được từ 1.000 đến 1.500 chiếc bánh đa nhưng vẫn không đủ hàng bán vào dịp Tết. Nhiều lúc thương lái đặt hàng gấp nên gia đình chị phải thuê thêm người làm.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Gạo làm bột bánh đa thường dùng loại ít dẻo.

Để tạo nên chiếc bánh đa Đắc Châu ngon nức lòng thực khách, đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm từ khâu chọn nguyên liệu đến công đoạn tráng bánh. Nguyên liệu chính để làm bánh đa bao gồm gạo tẻ và vừng. Gạo để làm bánh thường dùng là loại ít dẻo, sau khi lấy về được đem đi ngâm nước trên 30 phút, sau đó vớt ra rồi xay thành bột gạo nước. Công đoạn đưa bột gạo vào nồi tráng thành bánh cũng là công đoạn vô cùng quan trọng. Bột phải được dàn đều để bánh có độ dày vừa phải.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Khi bột đã chín là công đoạn rắc vừng lên trên mặt bánh.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Bánh đa làng Đắc Châu sử dụng rất nhiều vừng, tạo nên mùi thơm, bùi đặc trưng.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Các công đoạn đều phải làm nhanh, đều tay.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Một ngày, trung bình chị Liên tráng gần 1.000 chiếc bánh đa.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Bánh sau khi tráng được đặt lên giá tre đan thủ công...

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

...sau đó ngay lập tức được đem đi phơi để tận dụng nắng buổi sáng và trưa.

Những năm trở lại đây, khi công nghệ sấy bánh được áp dụng, công đoạn phơi bánh cũng đỡ vất vả. Tuy nhiên, người dân vẫn ưu tiên phơi bánh dưới nắng tự nhiên, chỉ sấy bánh vào những ngày mưa. Bánh đa thành phẩm được mang phơi trên giá làm từ tre đan thủ công.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Ngày nay, rất nhiều gia đình đã sử dụng lò nướng điện để làm nên một chiếc bánh đa thành phẩm. Tuy khác với cách làm truyền thống (nướng bằng than), nhưng đây cũng là phương thức ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Ngoài làm bánh đa vừng, nhiều hộ dân ở xã Tân Châu còn làm bánh đa nem phục vụ thị trường.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Bánh được phơi ngay tại sân nhà.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Người dân thu số bánh đa nem đã phơi đủ thời gian.

Cẩn thận và chịu khó, tỉ mẩn trong từng công đoạn từ chọn bột đến căn nắng để phơi bánh, nên bánh đa làng Đắc Châu luôn được ưa chuộng bởi độ ngon, thơm và giòn. Nhờ làm bánh mà người dân địa phương có thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết