Đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPNVN, Ủy viên HĐQT NHCSXH phát biểu tại hội nghị.
Dự buổi làm việc có các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và lãnh đạo NHCSXH tỉnh Thanh Hóa.
Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Hữu Quyền, Giám đốc NHCSXH tỉnh Thanh Hóa trình bày, cho biết: Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 11.864,5 tỷ đồng, tăng 1.074,1 tỷ đồng so với đầu năm; toàn tỉnh có 247 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Doanh số cho vay năm 2021 đạt 3.668,8 tỷ đồng với 81,3 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng chính sách. Doanh số thu nợ đạt 2.971,6 tỷ đồng. Doanh số cho vay 7 tháng đầu năm 2022 đạt 3.018,3 tỷ đồng, bằng 120% so với cùng kỳ năm trước, với 60,7 nghìn lượt hộ được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 1.943,1 tỷ đồng.
Đồng chí Lê Hữu Quyền, Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa báo cáo tình hình hoạt động của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa.
Trong năm 2021 và 7 tháng đầu năm 2022, Ban đại diện các cấp đã bám sát các Chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, HĐQT NHCSXH và NHCSXH Việt Nam để tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; duy trì họp theo định kỳ, ban hành Nghị quyết chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách sát với thực tế, gắn với giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện các cấp, kiểm tra của Hội đoàn thể nhận ủy thác và kiểm tra của NHCSXH được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt hợp đồng ủy thác, phối hợp lồng ghép chuyển giao khoa học - kỹ thuật cùng với giải ngân vốn vay, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay; thường xuyên củng cố, kiện toàn hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với tỷ lệ tổ TK&VV xếp loạt tốt, loại khá chiếm 96,21%...
Năm 2021, Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã kiểm tra, giám sát tại 27/27 lượt huyện, thị xã, thành phố; 603 lượt xã, 751 lượt tổ TK&VV, 3.978 lượt hộ vay vốn. 7 tháng năm 2022, Hội đoàn thể các cấp đã kiểm tra 9/27 đơn vị cấp huyện; 9 đơn vị cấp xã, 10 tổ TK&VV và 43 hộ vay vốn. Sau các đợt kiểm tra, giám sát, các thành viên Ban đại diện đã ban hành Thông báo kết luận để chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện chấn chỉnh các tồn tại, sai sót. Các thành viên Ban đại diện cấp huyện sau kiểm tra, giám sát đã có báo cáo kết quả kiểm tra gửi NHCSXH cùng cấp để theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp trên theo quy định.
Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.
NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách sát với thực tế, gắn với giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Trong năm 2021 và 7 tháng đầu năm 2022 nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 142 nghìn lượt hộ được vay vốn với số tiền gần 6,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có gần 64 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn với số tiền trên 3,7 nghìn tỷ đồng để đầu tư nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng hải sản, trồng cây ăn quả, dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ; đầu tư cho gần 15 nghìn lượt hộ gia đình tại vùng khó khăn vay vốn với số tiền 682 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh như mua ngư lưới cụ, nghề tiểu thủ công nghiệp, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm; giúp 983 lao động vay vốn để đi xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài số tiền 64,3 tỷ đồng; đầu tư cho các hộ gia đình vay vốn để xây dựng trên 94,7 nghìn công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn với số tiền gần 1 nghìn tỷ đồng; cho vay để hỗ trợ và tạo việc làm gần 15 nghìn lao động với số tiền 765 tỷ đồng; giúp 10 doanh nghiệp vay vốn để trả lương với số tiền 5,57 tỷ đồng cho 1.667 lượt người lao động được thụ hưởng...
Chất lượng tín dụng được duy trì ổn định và từng bước được nâng lên; nợ quá hạn, nợ khoanh đều giảm so với đầu năm; kết quả đánh giá chất lượng tín dụng chính sách 7 tháng của chi nhánh, mạng lưới điểm giao dịch xã tại 100% xã, phường, thị trấn hoạt động ổn định, doanh số hoạt động ngày càng được tăng cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối về con người, tài sản.
Đồng chí Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo tác tổ chức chính trị - xã hội, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSX Thanh Hóa đề nghị HĐQT NHCSXH Việt Nam xem xét tăng nguồn vốn cho vay chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để phát triển phục hồi kinh tế do Thanh Hóa có trên 20 ngàn người lao động trở về từ vùng dịch có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm.
Nâng mức cho vay tối thiểu chương trình hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn từ 50 triệu đồng lên mức 100 triệu đồng; nâng mức vay tối thiểu chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 10 triệu đồng/1 công trình lên mức 30 triệu đồng/1 công trình.
Cùng với đó, đề nghị Trung ương quan tâm bổ sung thêm cho tỉnh Thanh Hóa nguồn vốn cho vay chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
Đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên HĐQT NHCSXH Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên HĐQT NHCSXH Việt Nam nhấn mạnh: Thông qua việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, đồng chí đề nghị trong thời gian tới các đơn vị cần tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin về hoạt động tín dụng chính sách, nhu cầu vay vốn của khách hàng; làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn đối với các tổ tiết kiệm vay vốn; tăng cường công tác giám sát đối tượng vay trước và sau khi giải ngân; đánh giá cụ thể hiệu quả nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các đơn vị cần lồng ghép hiệu quả tín dụng chính sách với các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả, góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội.