• :
  • :

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta do Công ty CP Musa Pacta Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 495 tỷ đồng, sử dụng 98.800 m2 tại xã Định Tăng (Yên Định). Dự kiến khi hoàn thành, nhà máy sẽ sản xuất, đưa ra thị trường 20.000 cọc sợi/năm và 5.400 tấn bột quả chuối/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta

Đại diện chủ đầu tư trình bày dự án.

Việc xây dựng nhà máy dự kiến chia thành 2 khu vực: Khu vực sản xuất sợi dệt với diện tích khoảng 6,68 ha và khu vực chế biến tinh bột với diện tích khoảng 3,2 ha. Nhà máy dự kiến sẽ sử dụng khoảng 10 triệu cây chuối/năm, tương đương diện tích 5.000 ha. Nguồn nguyên liệu cho nhà máy được thu mua trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta

Đại diện lãnh đạo huyện Yên Định phát biểu tại hội nghị.

Theo chủ đầu tư, dự án sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy may mặc, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động tại địa phương và hàng nghìn hộ dân trong vùng nguyên liệu dự án.

Cũng theo chủ đầu tư, Công ty CP Musa Pacta Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Musa Pacta, có trụ sở chính tại Hà Nội. Đơn vị hiện có các nhà máy, công ty, HTX vệ tinh ở khu vực miền Bắc cung ứng nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Pacta

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị giải trình về hiệu quả đề án.

Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư và ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần, ý chí của chủ đầu tư trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao vẫn mạnh dạn xây dựng một dự án góp phần gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, tạo cơ hội nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Đồng chí khẳng định, tỉnh Thanh Hóa luôn khuyến khích các dự án chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi và giải quyết việc làm bán thời gian cho các hộ dân trong vùng nguyên liệu.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng thuận về mặt chủ trương với dự án và giao các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tạo điều kiện hỗ trợ chủ đầu tư trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lý phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra, để được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án phải thể hiện được tính hiệu quả thông qua việc dự ước đóng thuế và sử dụng nguồn lao động trên địa bàn. Ngoài ra, phải trình được công nghệ, phương án sản xuất bảo đảm môi trường và tính khả thi trong hạch toán kinh doanh. Đơn vị chủ đầu tư cần tiếp tục nghiên cứu, chứng minh được các vấn đề nêu trên, hoàn chỉnh đề án và các vấn đề được thảo luận tại hội nghị, sớm giải trình lại đề án để tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết