• :
  • :

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh liên quan và lãnh đạo các huyện biên giới trong tỉnh.

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Đại diện các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh tham gia hội nghị.

Khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa gồm 15 xã và 1 xã vùng đệm (xã Mường Lý) thuộc 5 huyện, có đường biên giới 213,6 km tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, với diện tích đất tự nhiên hơn 1.655 km2, dân số gần 70 nghìn người, có 6 dân tộc anh em sinh sống, gồm: Kinh, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Dao.

Hiện nay, khu vực này có gần 15.000 hộ dân được phân bố ở 150 bản, có 1 cửa khẩu quốc tế (Na Mèo), 1 cửa khẩu chính (Tén Tằn) và 1 cửa khẩu phụ (Khẹo); là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ; có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của tỉnh. Đây là khu vực có tiềm năng về quỹ đất, tài nguyên rừng, khoáng sản để phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản gắn với công nghiệp chế biến.

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Đại diện lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh tham gia hội nghị.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực này hiện còn chậm, thiếu bền vững; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự cung, tự cấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn 50%; thu nhập bình quân đầu người thấp (24,3 triệu đồng/người/năm), chỉ bằng 58% so với thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh.

Đến nay, các xã biên giới mới đạt bình quân 3,75 tiêu chí NTM/xã, bằng khoảng 1/4 so với bình quân toàn tỉnh. XDNTM trên địa bàn 16 xã vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh lâu dài của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh VP Điều phối chương trình XD NTM tỉnh Thanh Hóa Cao Văn Cường phát biểu tại hội nghị.

Theo dự thảo Đề án do Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh soạn thảo, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án là hơn 3.583 tỷ đồng, trong đó hơn 2.413 tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hơn 686 tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, hơn 419 tỷ đồng phục vụ phát triển văn hóa - xã hội và môi trường…

Vốn được huy động từ nhiều nguồn, nhưng lớn nhất từ Ngân sách Nhà nước, còn lại là vốn vay tín dụng, huy động từ doanh nghiệp, lồng ghép, đóng góp từ người dân…

Dự thảo Đề án cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và XDNTM ở khu vực biên giới; nêu hiện trạng về giao thông, hạ tầng cơ sở vật chất khác, tình hình sản xuất, thu nhập… theo tiêu chí NTM hiện tại của các xã. Đồng thời, đề ra nhiều mục tiêu, các nhóm giải pháp thực hiện. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 lũy kế tất cả 16 xã hoàn thành đạt chuẩn NTM, 100% số thôn/bản đạt chuẩn; thu nhập bình quân của người dân tăng ít nhất 2 lần năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%.

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Mai Xuân Bình phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, đơn vị và các huyện đã tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan đến nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn, cơ chế, chính sách, những giải pháp tháo gỡ khó khăn để thực hiện cho từng tiêu chí…

Thảo luận nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát

Bí thư Huyện ủy Mường Lát Hà Văn Ca phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của đề án đặc thù này.

Đề án được triển khai sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống hạ tầng nông thôn, phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, dịch vụ, thương mại cửa khẩu; đồng thời xây dựng, cải thiện diện mạo nông thôn các xã biên giới theo hướng khang trang, hiện đại, đảm bảo phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần giảm nghèo bền vững. Việc thực hiện đề án là vì đồng bào miền núi, vì sự phát triển khu vực biên giới của tỉnh.

Về nội dung đề án, trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các huyện liên quan, nếu còn băn khoăn về các số liệu và góp ý, tiếp tục chuyển nội dung để Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh cập nhật, bổ sung.

Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xin ý kiến các thành viên UBND tỉnh; Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh sớm xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh, sau đó cập nhật, hoàn thiện Đề án, làm cơ sở tổng hợp để UBND tỉnh xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương liên quan.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết