Các đại biểu tham dự nghị.
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và gần 200 doanh nghiệp, HTX.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành có liên quan và một số doanh nghiệp của tỉnh.
Chương trình hợp tác đạt nhiều kết quả tích cực
Tiết mục văn nghệ chào mừng hội nghị.
Trong những năm qua, chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa thành phố mang tên Bác và một số địa phương Phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đạt nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa rộng trên các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến đầu tư và thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, thông tin-truyền thông và các hoạt động an sinh xã hội…
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc hội nghị.
Hàng năm, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ thường xuyên theo dõi, trao đổi, phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình triển khai thực hiện, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của TP Hồ Chí Minh đến đầu tư tại các địa phương. Mặc dù, khó khăn về khoảng cách địa lý giữa TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, song các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là các doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động xã hội tại vùng một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Toàn cảnh hội nghị.
Đến nay, một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ TP Hồ Chí Minh thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh. Trong đó, Nghệ An có 60 dự án với tổng vốn đăng ký 36.619,1 tỷ đồng; Thanh Hóa có 15 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 29.100 tỷ đồng; Hà Tĩnh có 22 dự án với tổng vốn đăng ký 8.440,898 tỷ đồng; Bắc Kạn có 7 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1.440 tỷ đồng… Các dự án triển khai hiệu quả đã góp phần tăng thu ngân sách, chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Đại diện các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tham gia hội nghị.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện tốt vai trò kết nối cung-cầu hàng hóa giữa thành phố và các địa phương trong nước. Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, góp phần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, phân phối tiêu dùng bền vững.
Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ có sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội các địa phương.
Báo Thanh Hóa tiếp tục cập nhật...