Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo
chủ trì hội nghị.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Năm 2022, Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, định hướng và tạo thói quen cho người dân có ý thức trong ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 346/388 chợ được công nhận đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm và 527 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn….
Các đại biểu dự hội nghị.
CVĐ đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng về lợi ích của hàng Việt. Các doanh nghiệp đã chủ động, sáng tạo, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành, chú trọng mẫu mã, quảng bá thương hiệu nhằm từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Đại diện lãnh đạo Báo Thanh Hóa phát biểu.
Hiện nay có khoảng hơn 80% người tiêu dùng trên địa bàn đã tin tưởng vào chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước và ưu tiên lựa chọn hàng Việt khi mua sắm, tiêu dùng.
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh phát biểu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, thẳng thắn nêu rõ những hạn chế, tồn tại; đồng thời đề ra những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo
phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thực hiện CVĐ.
Để cuộc vận động lan tỏa và đạt kết quả cao hơn, đồng chí đề nghị thời gian tới cần nâng cao vai trò của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là vai trò của đảng viên trong nêu gương sử dụng hàng Việt. Tiếp tục đổi mới, đa dạng cách thức tuyên truyền, nhằm thay đổi tư duy ưu tiên dùng hàng Việt sang tin dùng hàng Việt. Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục làm tốt công tác tham mưu để ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng, giá cả phù hợp.
Đồng chí cũng đề nghị các sở, ban, ngành hỗ trợ xây dựng mới và duy trì các sản phẩm OCOP, chú trọng quảng bá các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng hiểu và tin dùng sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm và phát triển thương mại điện tử; tăng cường quản lý Nhà nước về hàng hóa, thị trường, hạn chế tình trạng cung quá cầu.
Bên cạnh đó, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập trung vào nội dung, ý nghĩa, các mô hình hay, cách làm tốt của CVĐ. MTTQ và các đoàn thể tiếp tục làm tốt công tác giám sát để kịp thời phát hiện những hàng hóa kém chất lượng. Các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng nhập lậu, hàng giả, nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam.