• :
  • :

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Toàn cảnh Hội nghị.

Dự hội nghị, về phía Trung ương có đại diện lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp và các đơn vị trực thuộc; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban Quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam; Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam…

Về phía tỉnh Thanh Hoá có đồng chí: Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện trọng điểm về phát triển lâm nghiệp; các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng; các chủ rừng là các đồn biên phòng, UBND xã và một số chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu…

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Các đại biểu dự Hội nghị.

Dự Hội nghị còn có đại diện các quỹ tài chính; nhà tài trợ USAID; các tổ chức quốc tế, các dự án phát triển lâm nghiệp và một số đơn vị liên quan trong ngành lâm nghiệp; đại diện lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang.

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Toạ đàm về cơ hội hợp tác và đầu tư ngành chế biến gỗ theo hướng quản lý rừng bền vững.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá những năm qua Hội nghị đã tập trung thảo luận một số vấn đề chính như: Tóm tắt nội dung Quyết định số 327/QĐ-TTg, ngày 10-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 và tổng quan lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh; Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và phát triển dịch vụ các bon rừng: Những gợi ý cho lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá; Hệ thống chứng chỉ rừng tại Việt Nam, lợi ích và cách tiếp cận; công tác giống và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, quản lý bền vững rừng trồng sản xuất; Tiếp cận nguồn tài chính để trồng rừng, chế biến lâm sản và tiềm năng tín chỉ các bon rừng tại Việt Nam; Xu hướng nhu cầu gỗ, sản phẩm gỗ thế giới và một số quy định liên quan...

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Kỹ kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Dự án VFBC với Công ty Biomass Fuel Nghi Sơn, Công ty Lee & Carol.

Các đại biểu cũng đã tập trung đánh giá kết quả, thuận lợi, khó khăn trong quá trình 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) của tỉnh Thanh Hóa, định hướng giai đoạn 2022-2030; trình bày ý tưởng thực hiện Dự án “Thí điểm kinh doanh tín chỉ các bon rừng (C-PFES) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá".

Hội nghị đã thực hiện ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Dự án VFBC với Công ty Biomass Fuel Nghi Sơn, Công ty Lee & Carol và các chủ rừng…

Tại Hội nghị, 6 tập thể, 7 cá nhân đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 5 tập thể và 10 cá nhân được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Giấy khen.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang khẳng định: Tỉnh Thanh Hoá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua dù có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng việc phát triển lâm nghiệp chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với các tổ chức, dự án trong việc triển khai các chính sách, xúc tiến thu hút đầu tư, tìm kiếm cơ hội, phương hướng phát triển lâm nghiệp Thanh Hoá theo hướng bền vững, tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Xu hướng nhu cầu gỗ, sản phẩm gỗ thế giới và một số quy định liên quan; tiếp cận nguồn tài chính để trồng rừng, chế biến lâm sản; cơ hội hợp tác và đầu tư ngành chế biến gỗ theo hướng quản lý rừng bền vững; phương hướng, giải pháp để Thanh Hoá tham gia thị trường tín chỉ các bon rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái.


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết